Có rất nhiều bài viết về đạo đức nghề nghiệp trong bảo hiểm. Đa phần người ta đều kể tội về nghề của các sale là chính như là “ba hoa” nói nhiều. Tiếp đến là thói cầm tiền của người khác mà tưởng tiền của mình “tiêu ẩu” rồi tính sau. Rồi tình trạng giành giật khách hàng, nói xấu lẫn nhau….. cái này không phải là đạo đức các bạn mà là kể tội nhau cùng nhau “vạch áo cho người xem lưng”.
Đạo đức nghề nghiệp nó nằm ở chỗ bảo hiểm là bán cả đoạn đường dài gần như một nữa đời người. Cho nên tôi mới hỏi ai mới là người nên bán bảo hiểm. Rất nhiều bạn vô làm một vài tháng bán một vài hợp đồng xong nghỉ. Vậy các bạn có biết hợp đồng đó trên 20 năm khách hàng sẽ như thế nào không? Cái đạo đức nằm ở đó các bạn ạ. Tức là phải theo hết cả “vòng đời” bảo hiểm. Vậy bạn có làm được 20 năm hay không hay nữa đường bỏ khách?

Thời gian qua, nhiều vụ việc tư vấn bảo hiểm gây hiểu nhầm xôn xao dư luận. Điều đáng nói là đạo đức nghề nghiệp trong bảo hiểm chính là không được tư vấn gây hiểu nhầm, không làm chống cháy rồi “bỏ con giữa chợ”.
Dưới đây là 10 quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong bảo hiểm mà những ai xác định theo nghề hãy nhớ kỹ.
✅Quy tắc 1 về tính liêm chính nghề nghiệp: phải hành xử trung thực, chính trực. Luôn hoàn thành trách nhiệm đối với bên sử dụng dịch vụ bảo hiểm của mình bán. | ✅Quy tắc 2 về năng lực chuyên môn: bản thân phải có đầy đủ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm không tư vấn sai. |
✅Quy tắc 3 về truyền đạt và công khai thông tin: thông tin phải luôn chính xác, không gây hiểu nhầm. | ✅Quy tắc 4 về xung đột lợi ích: các xung đột lợi ích cá nhân cố bán để trục lợi |
✅Quy tắc 5 về bảo mật thông tin: không được tiết lộ cho bên thứ ba khác bất kỳ thông tin mật nào về khách hàng | ✅Quy tắc 6 về năng lực và tính cẩn trọng: bảo hiểm phải thực hiện công việc một cách thành thạo và cẩn trọng. |
✅Quy tắc 7 về tuân thủ và thể hiện ý kiến: tuân thủ tất cả các quy định pháp luật. Các quy định và hướng dẫn về nghề nghiệp liên quan. | ✅Quy tắc 8 về không ngừng phát triển năng lực chuyên môn: luôn nỗ lực để nâng cao năng lực chuyên môn của mình. |
✅Quy tắc 9 về tôn trọng và hỗ trợ: luôn thể hiện sự tôn trọng các mối quan hệ giao tiếp, ứng xử. | ✅Quy tắc 10 về kiểm soát công việc: bảo hiểm do mình cung cấp không được sử dụng để gây hiểu nhầm cho các bên liên quan |

Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong bảo hiểm có những đặc điểm gì khác biệt cơ bản so với các ngành nghề khác trong xã hội?
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong bảo hiểm là một khái niệm khá nhạy cảm. Nhất là đối với bảo hiểm – nghề nghiệp có liên quan mật thiết đến con người. Làm nghề bảo hiểm phải được xây dựng trên nền tảng sau.
✅Khách quan và chính trực | ✅Bảo mật thông tin |
✅Năng lực chuyên môn và tính thận trọng | ✅Tư cách nghề nghiệp |
✅Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn | ✅Luôn nói thật. |
✅Luôn rõ ràng, công khai minh bạch thông tin. Không có hành vi dấu diếm, gian dối trong khi hành nghề bảo hiểm. | ✅Luôn trung thực, khách quan, đúng đắn khi đưa ra hợp đồng bảo hiểm |
✅Luôn đảm bảo tính bí mật, tính toàn vẹn của thông tin của cá nhân. Của tổ chức trong quá trình hành nghề trước, trong và sau khi công việc hoàn thành. | ✅Luôn coi khách hàng như người thân của chính mình |
Không có đạo đức nghề nghiệp thì chất lượng sản phẩm và dịch vụ của bạn sẽ không đảm bảo được tính uy tín. Đạo đức nghề nghiệp – tài sản “vô hình” quý giá của người hành nghề bảo hiểm.

Cứ nghe đến môi giới bán bảo hiểm, bất kể là sản phẩm bảo hiểm gì của công ty nào, thì có đến 90% người dân không muốn tiếp. Vì sao vậy?
Đạo đức nghề nghiệp trong bảo hiểm nó liên quan đến rất nhiều vấn đề. Như hiện tượng tranh giành khách hàng giữa các công ty bảo hiểm dưới nhiều hình thức. Phí bảo hiểm chưa tương xứng với rủi ro được bảo hiểm.
Hoạt động của đại lý, môi giới bảo hiểm còn hiện tượng tư vấn bảo hiểm chưa giải thích đầy đủ thông tin về sản phẩm. Chưa tìm hiểu chính xác khả năng tham gia bảo hiểm của khách hàng. Thậm chí có tình trạng xúi giục hay ép buộc tham gia bảo hiểm. Mua bảo hiểm thì dễ, nhưng lúc đòi bồi thường hoặc lấy lại thì khó. Hoặc lấy lại một phần tiền bảo hiểm đã đóng do không thể tiếp tục tham gia thì. Ai cũng nói không khác gì “đứng cho vay, quỳ đòi nợ”.
Do đó, chỉ khi có được bộ quy tắc đạo đức trong bảo hiểm. Thì mới giảm thiểu được tình trạng tiếp tay cho khách hàng gian lận. Hoặc cố tình chèo kéo, tư vấn lờ đi các thông tin “nhạy cảm”, nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm… Nâng cao trách nhiệm của nhân viên bảo hiểm với khách hàng khi nhận tiền bảo hiểm. Đáo hạn, rút trước hạn hoặc đền bù thiệt hại như lúc tư vấn. Thì mới lấy được lòng tin của người dân. Và thị trường bảo hiểm mới có thể phát triển bền vững.

Cần có một cuộc cách mạng trong việc cải tổ đối với đạo đức nghiệp trong bảo hiểm
Không chỉ có những tiêu chuẩn đạo đức trong bảo hiểm nhân thọ. Mà còn có những luật lệ pháp lý cần phải tuân thủ. Những luật lệ này bao gồm việc không được lừa đảo khách hàng. Không được cung cấp thông tin sai lệch. Không được ép buộc khách hàng mua sản phẩm. Và phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật. Về vấn đề tư vấn tài chính và quyền lợi bảo hiểm.
Điều quan trọng là các nhân viên trong ngành bảo hiểm nhân thọ cần phải có ý thức về đạo đức nghề nghiệp. Họ cần phải luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Và tìm cách giúp khách hàng đạt được mục tiêu tài chính của mình. Đây là cách tốt nhất để xây dựng mối quan hệ lâu dài. Và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách trung thực và minh bạch.

CẢM ƠN QUÝ KHÁCH ĐÃ QUAN TÂM THEO DÕI KÊNH THÔNG TIN BAO-HIEM.COM.VN
TƯ VẤN – GIẢI ĐÁP THẮC MẮC BẢO HIỂM NHÂN THỌ VUI LÒNG LIÊN HỆ
ĐẠI LÝ TƯ VẤN: 0937.125.711
CHÚC QUÝ KHÁCH SỨC KHỎE & THÀNH CÔNG, TRÂN TRỌNG!
Ms. Gương
Bài hài lòng bài viết này chứ?
5/5 (14 lượt bình chọn)